MA^.T MA~ SHARE FACEBOOK

MA^.T MA~ SHARE FACEBOOK
Share |

Wednesday, August 11, 2010

Vật liệu mới chế tạo pin mặt trời rẻ và hiệu quả

MA^.T MA~ SHARE FACEBOOK




Vật liệu mới chế tạo pin mặt trời rẻ và hiệu quả
Cập nhật lúc 08h26' ngày 07/08/2010

* Bản in
* Gửi cho bạn bè
* Phản hồi

Xem thêm: đại học toronto, pin quang điện, lượng tử, phản ứng hóa học

Trong hai nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã công bố những phương thức mới để chế tạo các pin quang điện rẻ hơn và hiệu quả hơn.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Trong một dự án, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Toronto đã cho thấy nikel có thể thay thế vàng trong các tiếp xúc điện của pin mặt trời hạt lượng tử dạng keo.

Trong một dự án khác, một nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley ở California đã thêm seleni vào ôxít kẽm, và làm tăng đáng kể hiệu quả của ôxít này trong việc hấp thụ ánh sáng mặt trời.

Cả hai nghiên cứu đều có thể đem đến một công nghệ quang điện thực tế với chi phí hợp lí hơn.

Các pin mặt trời hạt lượng tử vốn đã có giá thành rẻ bởi bản thân các hạt (còn được gọi là nanocrystal) là những phần tử vật liệu bán dẫn kích cỡ nano được tạo ra thông qua các phản ứng hóa học giá thành thấp.

Dòng điện tạo ra từ các lượng tử này thông thường được thu hồi thông qua các tiếp điểm điện làm bằng vàng, tuy nhiên các nhà nghiên cứu trong Chương trình nghiên cứu quan điện của Đại học Toronto đã thành công trong việc sử dụng các tiếp điểm bằng nikel mà hiệu quả vẫn không hề thay đổi.

Ban đầu, khi thử với nikel, nó đã trộn lẫn với các hạt lượng tử, tạo thành một hợp chất ngăn dòng điện.

Tuy nhiên, bằng cách bổ sung thêm chỉ 1 nanômét lithium fluoride vào giữa nickel và các hạt lượng tử đã tạo ra một “rào chắn” ngăn hai thực thể này trộn lẫn với nhau và cho phép dòng điện di chuyển từ các hạt lượng tử sang nikel.

Các nhà nghiên cứu cho biết sử dụng các tiếp xúc bằng nikel, giá thành nguyên vật liệu của pin mặt trời hạt lượng tử sẽ giảm từ 40-80% và họ dự kiến sẽ thương mại hóa công nghệ này một khi có thể làm tăng hiệu suất chung của pin mặt trời.

Giống như nanocrystal, ôxít kẽm cũng là vật liệu có giá thành không cao. Tuy nhiên thách thức của phương pháp này là cần tăng hiệu suất hấp thụ năng lượng mặt trời.

Nhóm của Phòng nghiên cứu Berkeley đã thành công bằng cách bổ sung thêm seleni. Và chỉ cần thêm 9% seleni vào ôxít kẽm, họ đã thấy một hiệu ứng đáng kể về khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời.
http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/cong-nghe-moi/28774_Vat-lieu-moi-che-tao-pin-mat-troi-re-va-hieu-qua.aspx

Sunday, July 18, 2010

Xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời



Xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời
Nhà phát minh Miroslav Mijevic thuộc Công ty thiết kế Z & Co ở Luân Đôn (Anh) vừa chế tạo ra chiếc xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời, vừa tiết kiệm sức lực của người sử dụng vừa thân thiện với môi trường.





Xe Cycle Sol phiên bản đầu tiên có màu vàng sáng, vận hành giống như xe đạp bình thường nhưng có thêm mái vòm nhỏ nối với hệ thống pin năng lượng che trên đầu. Khi chạy dưới nắng, hệ thống pin sẽ được sạc đầy để vận hành động cơ điện nhỏ lắp ở bánh xe sau, giúp xe chạy nhanh với vận tốc lên tới 24 km/giờ.
Không chỉ vậy, xe cũng có thể được nạp đầy năng lượng khi dựng ngược dưới trời nắng. Nếu không có nắng, người sử dụng có thể sạc pin bằng điện. Để tiết kiệm năng lượng, người dùng có thể tắt động cơ hoặc chỉ dùng đến nó khi leo dốc.
Ngoài ra, tay lái được Mijevic thiết kế ở hai bên yên xe (thay vì ở phía trước) nên người sử dụng có thể thoải mái dựa lưng trong lúc chạy xe. Mijevic cho biết Cycle Sol có thể được sản xuất đại trà khi ông tìm được nhà sản xuất.
http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=4113

Phi cơ bay liên tục hơn 5 năm



Phi cơ bay liên tục hơn 5 năm
Mô hình máy bay do thám không người lái có hình dáng hoàn toàn khác với những phi cơ mà con người từng biết. Nó không dùng xăng và có cánh rất dài.
Máy bay có cánh hình chữ Z với chiều dài gần 150 m. Ảnh: Rex Features.
Theo Daily Mail, đây là loại máy bay Odysseus sử dụng năng lượng mặt trời do công ty Aurora Flight Sciences (Mỹ) chế tạo. Cánh hình chữ Z của nó có chiều dài gần 150 m. Vì thế mà hình dạng của phi cơ có thể thay đổi theo thời tiết. Chẳng hạn, khi trời nhiều mây, cánh máy bay phải trải rộng hết cỡ để thu ánh sáng mặt trời. Khi trời tối, cánh duỗi thẳng đường thẳng để tận dụng lực nâng của không khí. Điện được tích trữ trong các cục pin để cấp cho các động cơ.
Khi màn đêm buông xuống, cánh duỗi thẳng để tận dụng lực nâng của không khí. Ảnh: Rex Features.
Phi cơ được thiết kế để bay ở dộ cao 18-27 km để thực hiện công việc do thám, viễn thông và giám sát môi trường. Hãng Aurora Flight Sciences cho biết, sản phẩm của họ sẽ xuất hiện trên thị trường trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên hãng chưa tiết lộ giá bán.
http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=8990

Saturday, July 17, 2010

Máy lọc nước bằng năng lượng mặt trời

Máy lọc nước bằng năng lượng mặt trời
Cập nhật lúc 01h33' ngày 09/11/2005

* Bản in
* Gửi cho bạn bè
* Phản hồi

Xem thêm: may loc nuoc bang nang luong mat troi

Kỹ sư Phan Trí Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm nghiên cứu công nghệ mới TP.HCM cho biết trung tâm vừa sản xuất máy lọc nước bằng năng lượng mặt trời.

Máy NCT-01 gồm một hệ thống gương parabol có đường kính 1,5m, nồi chứa nước (nước mặn hoặc nước bị ô nhiễm), bộ ngưng tụ, hộp than hoạt tính để lọc nước. Gương sẽ tự động xoay bắt bám theo mặt trời để tạo năng lượng đun nước. Hơi nước sẽ đi qua bộ ngưng tụ hình xoắn ốc để cho ra nước ngọt, trung bình 10 lít nước mặn sẽ tạo được 7 lít nước ngọt.

Trường hợp sử dụng nước bị ô nhiễm, máy có thêm bộ phận hộp than hoạt tính tạo ra nước tinh khiết.

Sau khi chế tạo, máy đã được sử dụng thử nghiệm ở Lâm Đồng và Bình Thuận, những nơi rất thiếu nước ngọt vào mùa khô
http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/phat-minh/1082_May-loc-nuoc-bang-nang-luong-mat-troi.aspx

Friday, July 16, 2010

Zephyr solar plane flies 7 days non-stop



Zephyr solar plane flies 7 days non-stop
By Jonathan Amos Science correspondent, BBC News
Zephyr (Qinetiq) The latest Zephyr weighs 50kg and takes five people to launch it

The UK-built Zephyr solar-powered plane has smashed the endurance record for an unmanned aerial vehicle (UAV).

The craft took off from the US Army's Yuma Proving Ground in Arizona at 1440 BST (0640 local time) last Friday and is still in the air.

Its non-stop operation, day and night, means it has now gone five times longer than the official mark recognised by the world air sports federation.

The plane has been developed by the defence and research company Qinetiq.
Continue reading the main story
“Start Quote

We have the first 'eternal plane'”

End Quote Jon Saltmarsh Zephyr project manager

Its project manager, Jon Saltmarsh, said Zephyr would be brought down once it had flown non-stop for a fortnight.

"Zephyr is basically the first 'eternal aircraft'," he told BBC News.

The UAV has been under development for a number of years at Qinetiq.

Solar-powered high-altitude long-endurance (Hale) UAVs are expected to have a wide range of applications in the future.

The military will want to use them as reconnaissance and communications platforms. Civilian and scientific programmes will equip them with small payloads for Earth observation duties.

Their unique selling point is their persistence over a location. Low-Earth orbiting satellites come and go in a swift pass overhead, and the bigger drones now operated by the military still need to return to base at regular intervals for refuelling.

But as Zephyr has now proved, solar UAVs can be left in the sky.

Their solar cells drive propellers during the day and top up their batteries to maintain the craft through the dark hours of night. An autopilot keeps them circling over the same spot.

The latest version of Zephyr is now 50% bigger than its predecessors.

The updated vehicle has a wingspan of 22.5m, and features a new wingtip and tail design that dramatically improve aero performance.
Zephyr (Qinetiq) Zephyr is launched into the early morning Arizona sky

It also has a wider configuration near the main body to accommodate more equipment. In addition, the team has upgraded the avionics and power management systems on board.

"The launch was absolutely beautiful; it was just so smooth," said Mr Saltmarsh. "We had five people lift it above their heads, start running and it just lifted away into the sky."

The current official world endurance record for a UAV is 30 hours, 24 minutes. This was set by the US robot Global Hawk. Zephyr itself has already recorded an 83-hour continuous flight but representatives from the Federation Aeronautique Internationale (FAI) were not present to witness proceedings.

However, they are at Yuma this time and so the latest flight will go down as an official world record provided the FAI is satisfied its rules have been followed.

"This is a huge milestone that puts us at the leading edge," Mr Saltmarsh told BBC News. "It's a practical system that can actually be used rather than simply a demonstration of small technical achievements."

The Zephyr flight is the second event of note this year in solar-powered aviation. Last month, Andre Borschberg became the first person to pilot a manned solar plane through the night.

Jonathan.Amos-INTERNET@bbc.co.uk
http://www.bbc.co.uk/news/science-environment-10664362

Thursday, July 15, 2010

Một người dân TP.HCM tự chế tạo bếp năng lượng mặt trời



Một người dân TP.HCM tự chế tạo bếp năng lượng mặt trời
Cập nhật lúc 08h20' ngày 11/07/2008

* Bản in
* Gửi cho bạn bè
* Phản hồi

Xem thêm: phát minh, bếp, năng lượng, mặt trời

Nhờ một loại bếp dùng năng lượng mặt trời tự sáng chế, có thể nấu cơm, đun nước, luộc rau..., ông Đỗ Văn Trán (49 tuổi, ở quận 8, TP.HCM) tiết kiệm được một lượng lớn gas phục vụ sinh hoạt của cả gia đình trong hơn 1 năm nay.

Mặc dù kiếm sống bằng một nghề không hề liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu khoa học là trang trí nội thất, nhưng ông Trán vẫn sáng chế thành công bếp sử dụng năng lượng mặt trời.

"Từ nhỏ tôi đã thích khám phá các loại máy móc, cơ khí. Năm 1994 vô tình tôi mua được một cuốn sách về năng lượng mặt trời phục vụ nông thôn. Đọc xong cuốn sách, ngay lập tức tôi mong muốn tự mình làm được một cái bếp mặt trời như tôi đang có. Thế nhưng, 10 năm sau tôi mới bắt tay thực hiện được ước mơ" - ông Trán tâm sự.

Vật liệu cấu tạo nên chiếc bếp mặt trời của ông Trán chủ yếu là nhôm, sắt và inock. Tổng chi phí cho chiếc bếp nói trên ước tính khoảng 4,5 triệu đồng.

Bếp gồm các bộ phận như: mặt phản xạ thu ánh sáng hình parabol, thùng bếp, bộ phận truyền dẫn có tác dụng truyền dẫn nhiệt tới thùng bếp. Mặt bên trong của thùng bếp có gắn một số loại mút, xốp có tác dụng giữ nhiệt. Bộ dẫn nhiệt gồm 2 ống thuỷ tinh giúp giữ thoát nhiệt, bộ phận truyền nhiệt được cấu tạo bởi một ống đồng nhỏ có độ dài khoảng 2,2 m để truyền nhiệt vào thùng bếp.

Ông Đỗ Văn Trán đang đun nước bằng bếp mặt trời do ông sáng chế. (Ảnh: M.L)

Bếp mặt trời của ông Trán được vận hành bởi bộ điều khiển tự động và điều khiển bằng tay, chảo parabol sẽ tự động quay sau khi vận hành; nắng ở chỗ nào, chảo sẽ tự động quay theo hướng đó. Khoảng 5h chiều chảo parabol sẽ tự động dừng ở hướng Tây. 6h sáng hôm sau, chảo sẽ tự động quay về hướng Đông để đón ánh sáng mặt trời.

Ông Trán cho biết, loại bếp mà ông sáng chế có ưu điểm "vượt trội" hơn so với các loại chảo parabol khác ở chỗ người sử dụng không phải đứng ngoài nắng để nấu nướng trong lòng chảo. Nhờ vậy, trong khi sử dụng, không phải tiếp xúc trực tiếp với lượng ánh sáng mặt trời (gần 200 độ C).

Hơn nữa, trong khi các chảo parabol khác chỉ có thể sử dụng khi trời có nắng và bị mất nhiệt khi có gió lớn, thì bếp mặt trời của ông Trán vẫn có thể dùng được khi trời râm mát. Thậm chí khi trời mưa, vẫn nấu nướng được do có hệ thống lưu nhiệt trong 3 - 4 giờ.

Bếp mặt trời của ông Trán có tuổi thọ từ 7 - 10 năm.

Được biết, bếp mặt trời do ông Trán sáng chế đã đạt giải khuyến khích tại cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật TP.HCM lần thứ 18" do Sở KH-CN TP.HCM phát động.
Theo M.Linh - VietNamNet
http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/phat-minh/20936_Mot-nguoi-dan-TP-HCM-tu-che-tao-bep-nang-luong-mat-troi.aspx

Xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời



Xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời
Cập nhật lúc 17h20' ngày 03/10/2008

* Bản in
* Gửi cho bạn bè
* Phản hồi

Xem thêm: phát minh, xe đạp, năng lượng mặt trời

Nhà phát minh Miroslav Mijevic thuộc Công ty thiết kế Z&Co ở Luân Đôn (Anh) vừa chế tạo ra chiếc xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời, vừa tiết kiệm sức lực của người sử dụng vừa thân thiện với môi trường.

Xe Cycle Sol phiên bản đầu tiên có màu vàng sáng vận hành giống như xe đạp bình thường nhưng có thêm mái vòm nhỏ nối với hệ thống pin năng lượng che trên đầu. Khi chạy dưới nắng, hệ thống pin sẽ được sạc đầy để vận hành động cơ điện nhỏ lắp ở bánh xe sau, giúp xe chạy nhanh với vận tốc lên tới 24 km/giờ.

Không chỉ vậy, xe cũng có thể được nạp đầy năng lượng khi dựng ngược dưới trời nắng. Nếu không có nắng, người sử dụng có thể sạc pin bằng điện. Để tiết kiệm năng lượng, người dùng có thể tắt động cơ hoặc chỉ dùng đến nó khi leo dốc.

Ngoài ra, tay lái được Mijevic thiết kế ở hai bên yên xe (thay vì ở phía trước) nên người sử dụng có thể thoải mái dựa lưng trong lúc chạy xe. Mijevic cho biết Cycle Sol có thể được sản xuất đại trà khi ông tìm được nhà sản xuất.
http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/phat-minh/21763_Xe-dap-chay-bang-nang-luong-mat-troi.aspx